Thủ tục nhập khẩu nồi, xoong (pot, saucepan) , mã hs nồi inox, nồi thủy tinh, nồi inox, nồi đất, nồi nhôm oxy hóa, nồi hợp kim chống dính, nồi hợp kim nhôm, thuế nhập khẩu, thuế gtgt và chính sách nhập khẩu các loại nồi. Là những nội dung mà Quang Anh Logistics muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.
Xoong nồi là vật dụng nhà bếp không thể thiếu của mỗi gia đình. Có rất nhiều loại xoong nồi khác nhau về cấu tạo, chất liệu và nguyên lý hoạt động. Nồi được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.
Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu nồi thì cần chia ra hai loại sau:
- Thủ tục nhập khẩu nồi không hoạt động bằng điện: Nồi inox, nồi thủy tinh, nồi đất, nồi nhôm…
- Thủ tục nhập khẩu các loại nồi hoạt động bằng điện: Nồi cơm điện, nồi lẩu điện, nồi áp suất điện…
Sau đây, Quang Anh Logistics sẽ chia sẻ quy trình làm thủ tục nhập khẩu nồi không hoạt động bằng điện, mã hs nồi inox, nồi thủy tinh, nồi hợp kim chống dính, nồi nhôm oxy hóa, nồi đất, thuế nhập khẩu, thuế gtgt và chính sách nhập khẩu các loại nồi không hoạt đồng bằng điện.
CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU XOONG NỒI CÁC LOẠI
Chính sách làm thủ tục nhập khẩu các loại nồi không hoạt động bằng điện được quy định tại các văn bản pháp luật dưới đây.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
Theo những văn bản pháp luật ở trên thì Quý vị có thể thấy mặt hàng xoong nồi mới không thuộc trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Đối với hàng đã qua sử dụng thì nhập khẩu dạng phế liệu và phải có giấy phép nhập khẩu.
Bên cạnh đó, khi làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi nói riêng những đồ tiếp xúc thực phẩm nói chung. Thì phải làm công bố ATTP đối với những mặt hàng này, loại công bố ATTP cho xoong nồi là tự công bố.
Ngoài làm tự công bố ATTP ra, thì thủ tục nhập khẩu xoong nồi các loại sẽ tiến hành như những mặt hàng bình thường khác.
Bên cạch đó đối với những sản phẩm có in hình, logo của các nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bản quyền thế giới. Khi làm thủ tục nhập khẩu thì Quý vị phải có giấy ủy quyền, hoặc văn bản chấp nhận từ hãng cho phép được nhập khẩu.
MÃ HS XOONG NỒI CÁC LOẠI
Xác định mã hs là công việc đầu tiên phải thực hiện khi làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi. Đối với xoong nồi có rất nhiều loại và rất nhiều chất liệu như: Inox, thủy tinh, hợp kim, nhôm, gang, sứ. Khi xác định được mã hs thì có thể xác định được thuế nhập khẩu, chính sách nhập khẩu và thuế gtgt của các loại xoong nồi.
Sau đây, là mã hs các loại xoong nồi mà chúng tôi đã tổng hợp. Mời quý vị theo dõi theo bảng dưới đây.
Mô tả | Mã hs | Thuế NK ưu đãi (%) | Thuế GTGT |
Mã hs nồi bằng sứ | 69120000 | 35 | 8 |
Mã hs nồi thủy tinh | 70139900 | 15 | 8 |
Mã hs nồi inox | 73239310 | 30 | 8 |
Mã hs nồi hợp kim nhôm | 73239390 | 30 | 8 |
Mã hs nồi bằng nhôm | 76151090 | 30 | 10 |
Theo bảng mô tả mã hs các loại nồi bằng sứ, bằng thủy tinh, bằng inox, bằng nhôm, hợp kim ở trên. Thì có thể thấy thuế suất nhập khẩu ưu đãi của các loại nồi khá cao. Thuế gtgt của nồi bằng 8% hoặc 10%.
Ngoài thuế xuất ưu đãi thì còn có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Mức thuế này áp dùng theo từng loại ℅ cụ thể. Đối với hàng được nhập khẩu từ các nước như: Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Asean. Nhà nhập khẩu nên yêu cầu người bán hàng cung cấp cho mình chứng nhận xuất xứ để được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp nhất.
Quy vị vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn về cách làm ℅, các loại ℅ và thuế nhập nồi các loại.
THUẾ NHẬP KHẨU XOONG NỒI
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ đối với nhà nước mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã hs xoong nồi các loại được chọn ở trên.
Thuế nhập khẩu xoong nồi có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Để xác định được thuế nhập khẩu cho , quý vị có thể tham khảo cách tính bên dưới.
Cách tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi như sau:
- Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x A%.
Theo công thức có thể thấy thuế nhập khẩu xoong nồi phụ thuộc vào % thuế suất. Mức thuế suất phụ thuộc vào mã hs xoong nồi vì thế chọn mã hs cực kỳ quan trọng.Thuế suất nhập khẩu trên đây là thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì lô hàng phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O).
Nếu Quý vị chưa xác định được cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT nhập khẩu của mặt hàng xoong nồi. Vui lòng liên hệ đến hotline hoăc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.
BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU XOONG NỒI
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi nói riêng, các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi gồm những chứng từ sau đây:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Hồ sơ tự công bố ATTP
- Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
- Catalog (nếu có)
Trong bộ hồ sơ nhập khẩu trên thì có những chứng từ quan trọng nhất là: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và hồ sơ tự công bố ATTP. Là những chứng từ quan trọng nhất, còn những hồ sơ khác thì có sẽ phải cung cấp nếu có yêu cầu từ Hải quan.
Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi ở trên thì hồ sơ công bố ATTP là hồ sơ có thể chuẩn bị trước. Và nên chuẩn bị trước để tránh tình trạng phát sinh lưu hàng trong cảng, trong kho.
HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ ATTP
Theo điều 4 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 thì mặt hàng xoong nồi. Phải làm tự công bố ATTP khi nhập khẩu và trước khi đưa ra thị trường.
Quy trình làm công bố ATTP cho xoong nồi Quý vị cần phải làm những bước sau:
Bước 1: Test sản phẩm mẫu
Sản phẩm mẫu là sản phẩm có thể được lấy từ chính lô hàng nhập khẩu. Hoặc sản phẩm mẫu do doanh nghiệp chuẩn bị từ trước.
Việc test sản phẩm mẫu sẽ được test theo sẽ theo quy chuẩn được ban hành như: 12-1:2011/BYT; 12-2:2011/BYT; 12-3:2011/BYT…
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng cho xoong nồi
Sau khi có kết quả test thì doanh nghiệp có thể đăng ky kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu xoong nồi. Việc đăng ký này sẽ được duyệt bởi các tổ chức được Bộ Y tế cấp phép.
Sau khi đăng ký kiểm tra chất lượng xong thì có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi. Theo quy trình nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác.
Bước 3: Tự công bố sản phẩm
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết theo khoản 1 điều năm của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Tiến hành tự công bố trên trang một của quốc gia, việc công bố hoàn tất thì doanh nghiệp mới có thể lưu hành sản phẩm trên thị trường.
Công bố dựa trên kế quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (Bên thứ 3), hồ sơ gồm:
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/ NĐ-CP
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/ xuất khẩu
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
Cá nhân, tổ chức tự công bố cho sản phẩm (cái này thường đơn giản hơn nhiều và thường được áp dụng) hồ sơ gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/ NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
QUY TRÌNH NHẬP KHẨU XOONG NỒI
Tự công bố có thể tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu. Đặc biệt là bước kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu xoong nồi. Hải quan sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng để tiến hành thông quan hàng hóa.
Quy trình thủ tục nhập khẩu xoong nồi được tiến hành theo các bước sau đây:
BƯỚC 1: KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs code xoong nồi. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
BƯỚC 2: MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Lúc này quý vị sẽ tiến hành đăng ký kiểm tra hợp chuẩn hợp quy cho mặt hàng tiếp xúc thực phẩm. Hồ sơ và quy trình đăng ký Quý vị vui lòng liên hệ với Door to Door Việt để được tư vấn.
BƯỚC 3. THÔNG QUAN TỜ KHAI HẢI QUAN
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu xoong nồi cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
BƯỚC 4. MANG HÀNG VỀ KHO BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang về kho. Sau khi thông quan thì Quý vị phải làm tự công bố ATTP thì mới được lưu thông xoong nồi trên thị trường.
Trên đây là 4 bước cơ bản để làm thủ tục nhập khẩu phích nước. Trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu thì khâu khó nhất là làm tự công bố ATTP. Quý vị vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn và báo giá dịch vụ.
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU XOONG NỒI
Khi làm thủ tục nhập khẩu cho những mặt hàng tiếp xúc thực phẩm nói chung. Thủ tục nhập khẩu xoong nồi thì cần lưu ý những điểm sau đây:
- Hàng hóa chỉ được thông quan khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
- Khi làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi thì phải làm tự công bố ATTP.
- Hàng hóa đã qua sử dụng thì cấm nhập khẩu. Nếu nhập khẩu thì ở dưới dạng phế thải, phải có giấy phép.
- Đối với xoong nồi hoạt động bằng điện thì phải làm thêm dán nhãn năng lượng và kiểm tra chất lượng.
- Test chất lượng sản phẩm nên tiến hành trước khi nhập khẩu. Tránh tình trạng hàng về đến cảng rồi mới làm thủ tục công bố ATTP. Sẽ làm phát sinh chi phí lưu kho lưu bãi.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục nhập khẩu xoong nồi, mã hs của nồi thủy tinh, nồi inox, nồi gốm sứ, nồi hợp kim không gỉ, nồi hợp kim nhôm, thuế nhập khẩu, thuế gtgt và chính sách nhập khẩu. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc cho quý vị.