THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG GỖ

1. Nhập khẩu gỗ được hiểu như thế nào?

     Hiện nay, một số loại gỗ nhập khẩu phổ biến có thể kể đến như gỗ lim, gỗ hương, gỗ gõ, gỗ cẩm, gỗ gụ; hay gỗ sồi, gỗ thông, gỗ dương, gỗ óc chó… Đặc điểm của các loại gỗ này là có giá thành tương đối cao, tích chất vật lý chịu nhiệt, chịu lực tốt, chống mối mọt và có độ bền rất lâu theo thời gian.

     Mã số HS của mặt hàng bàn ghế và thuế suất đang áp dụng với hàng nhập khẩu.

  • 9403 : Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng.
  • 94033000 : Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
  • 94034000 : Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
  • 94035000 : Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ

2. Điều kiện nhập khẩu gỗ năm 2021

    Đối với tất cả các mặt hàng là thực vật nói chung và các mặt hàng là sản phẩm như đồ gỗ nội thất nói riêng thì đều cần phải có giấy kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu để nhập khẩu vào Việt Nam, vì chúng ta cần phải biết sản phẩm đó có mang dịch bệnh hay độc hại gì vào Việt Nam hay không.

  • Kiểm tra tên khoa học xem loại gỗ mà bạn dự định nhập có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không (danh mục CITES được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
  • Theo quy định này, có 3 trường hợp xảy ra:
    • Nếu loại gỗ mà bạn định nhập không nằm trong danh mục CITES, thì có thể làm hồ sơ nhập khẩu gỗ bình thường như những mặt hàng khác.
    • Nếu hàng nằm trong nhóm I thì không được phép nhập khẩu gỗ
    • Nếu nằm trong nhóm II và III, bạn sẽ phải xin ý kiến của cơ quan CITES Việt Nam thì mới được phép nhập khẩu gỗ

3. Thủ tục nhập khẩu gỗ

  • Doanh nghiệp cần gửi 1 bộ hồ sơ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Trong thời hạn 8 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép nhập khẩu gỗ.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gỗ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết.
  • Nếu cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn không quá 30 ngày.

4. Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu gỗ 

     4.1. Hồ sơ kiểm dịch thực vật:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật;
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu;
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

      4.2. Hồ sơ hải quan nhập khẩu gỗ

  • Danh sách hàng hóa (packing list)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác (Bill of lading)
  • Giấy phép nhập khẩu gỗ
  • Giấy kiểm dịch nhập khẩu (Phyto)

5. Thủ tục hải quan nhập khẩu gỗ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ trước khi nhập khẩu:

– Kiểm tra xem sản phẩm gỗ xẻ bạn dự kiến nhập khẩu có thuộc danh mục CITES hay không?

+ Nếu không thì bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ: Hợp đồng, Invoice, Packing list, Bill, Phytosanitary – Giấy kiểm dịch thực vật, C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu có ).

+ Nếu thuộc danh mục CITES thì phải có giấy phép CITES cửa nước xuất khẩu cấp, cùng với bộ hồ sơ như trường không thuộc danh mục CITES.

Bước 2: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Đây là công việc bắt buộc phải làm khi  làm thủ tục nhập khẩu gỗ xẻ, và phải thực hiện trước khi mở tờ khai hải quan.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Căn cứ theo hồ sơ ban đầu, bạn mở tờ khai hải quan nhập khẩu cho lô hàng của mình. Chú ý ghi số tiếp nhận đăng ký kiểm dịch thực vật vào tờ khai nhé!

Bước 4: Thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ tại cơ quan hải quan

Tùy theo phân luồng tờ khai, bạn nộp hồ sơ với cán bộ hải quan. Sau đó kiểm hóa sản phẩm gỗ tại cảng.

Sau đó, thực hiện lấy mẫu để kiểm dịch thực vật

Bước 5: Nhận kết quả kiểm dịch thực vật và thông quan hàng hóa

Bạn nhận được kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu. Hãy liên hệ cán bộ hải quan giải quyết hồ sơ để được cấp phép thông quan hàng hóa.

Bây giờ bạn chỉ cần in tờ khai, mã vạch, D/o liên hệ cảng để nhận hàng là xong.

Lưu ý:

Nhớ kiểm tra danh mục của sản phẩm thuộc loại nào, để ghi lên đơn đăng ký số tiền kiểm dịch trước.

Sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, lên phòng kế toán của cơ quan kiểm dịch thực vật đóng lệ phí kiểm dịch thực vật.

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KIỂM DỊCH GỒM CÓ:

Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu ban hành của Chi cục kiểm dịch (Khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch theo tờ khai hải quan nhập khẩu);

– Hợp đồng thương mại, Vận đơn, Invoice, Packing list (Nếu có);

– Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền của chủ hàng cho người đi đăng ký kiểm dịch;

– Mẫu kiểm dịch lô hàng xuất khẩu tùy theo số lượng, khoảng 5kg/mẫu:

TH mẫu có thể xuất trình tại thời điểm đăng ký kiểm dịch, bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ và mẫu để ra chứng thư kiểm dịch thực vật cho lô hàng nhập khẩu.

TH mẫu bất thường hoặc không có để xuất trình tại thời điểm kiểm dịch, bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận giám sát tại cảng nơi lô hàng hạ bãi chờ nhập. Cán bộ kiểm dịch sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa và cấp chứng thư cho cá nhân, tổ chức nhập khẩu.

Thông thường, sau 05 ngày làm việc kể từ ngày hợp lệ hồ sơ, đơn vị nhập khẩu sẽ nhận được Chứng nhận kiểm dịch bản gốc của lô hàng.

QUANG ANH LOGISTICS CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC THÔNG QUAN VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CẦN KIỂM DỊCH THỰC VẬT.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

contact us