Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Ca-na-đa, Ốt-xtrây-lia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.
Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh… Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 – 10 năm tới.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.
Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Bru-nây, Chi-lê, Niu Di-lân, Xinh-ga-po và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4.
Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước Ốt-xtrây-lia và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP.
Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt. Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama (Nhật Bản).
Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Ca-na-đa và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12.
Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Át-lan-ta, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2015. Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Niu Di-lân.
Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 01 năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP. Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong bối cảnh mới.
Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi
Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê.
Thực phẩm nhập khẩu vào Úc sẽ phải chịu quy định chặt chẽ về ghi nhãn thể hiện nguồn gốc, xuất xứ.
Ốt-xtrây-lia trong Hiệp định CPTPP
Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ca-na-đa, Chi-lê, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại Niu Di-lân; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.
Thanh Long Việt Nam tại thị trường Úc
Cơ hội hợp tác, giao thương Cơ hội hợp tác giao thương trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại giữa Việt Nam và Ốt-xtrây-lia ngày càng rộng mở
Sáng ngày 13 tháng 7 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng phụ trách Thương mại, Du lịch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc Dan Tehan. Đây là chuyến thăm cấp Bộ trưởng đầu tiên của Chính phủ Úc tới Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay. Chuyến thăm và làm việc lần này thể hiện sự quan tâm và coi trọng của Chính phủ hai nước đối với quan hệ kinh tế thương mại nói riêng và Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Úc nói chung.
Tham dự buổi hội đàm có Thứ trưởng Trần Quốc Khánh và đại diện Lãnh đạo một số đơn vị Bộ Công Thương gồm Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Vụ Chính sách và thương mại đa biên, Vụ Dầu khí và than, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
Tại cuộc Hội đàm, hai Bộ trưởng đã tập trung trao đổi chuyên sâu các vấn đề chiến lược và những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai Bên. Mở đầu cuộc hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ vui mừng được biết Thủ tướng Úc vừa gửi thư tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông báo việc Chính phủ Úc sẽ viện trợ cho Việt Nam 1,5 triệu liều vắc xin AstraZeneca sản xuất tại Úc, dự kiến sẽ chuyển đến Việt Nam vào cuối năm 2021. Bộ trưởng khẳng định vắc-xin là vũ khí quan trọng và hữu hiệu nhất trong việc khống chế, đẩy lùi đại dịch Covid-19 tại thời điểm hiện nay.
Bộ trưởng bày tỏ sự cảm kích trước sự hỗ trợ này của Chính phủ Úc và đề nghị phía Úc xem xét đẩy nhanh việc cung cấp số vắc-xin này cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Việt Nam hiện nay
Đánh giá cao tính cần thiết của việc xây dựng, thống nhất Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam-Úc giai đoạn 2021-2025 mà hai nước đang cùng thúc đẩy, đặc biệt trong trong bối cảnh môi trường thế giới đang thay đổi nhanh chóng và khó lường với dịch Covid-19, cạnh tranh của các nước lớn, xu hướng bảo hộ thương mại, xu hướng dịch chuyển đầu tư, tái bố trí chuỗi sản xuất, hai Bộ trưởng đã nhất trí cùng tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thành việc xây dựng Chiến lược này vào cuối Quý III/2021 (tháng 9 hoặc tháng 10) như Thủ tướng hai nước đã thống nhất tại buổi điện đàm ngày 25 tháng 5 năm 2021.
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 diễn biến ngày càng phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, thương mại toàn cầu, hai Bộ trưởng bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Úc tiếp tục đạt được những kết quả tốt đẹp, nhất là mức tăng trưởng ấn tượng hơn 40% trong 5 tháng đầu năm 2021. Kết quả đó phản ánh sự gắn kết, bổ sung giữa hai nền kinh tế, cũng như tác dụng tích cực của một số Hiệp định tự do thương mại mà hai nước là thành viên như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di-lân (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Để tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế và tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa nền kinh tế hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai Bên cần tăng cường mở cửa thị trường nông thủy sản cho nhau, tăng cường cung ứng các mặt hàng chiến lược mà mỗi Bên có nhu cầu và hạn chế sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Đáp lại đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Dan Tehan nhất trí sẽ tạo thuận lợi cho việc cung ứng các mặt hàng than, quặng sắt, khí thiên nhiên hóa lỏng cho Việt Nam, đồng thời đề xuất hai Bên thúc đẩy ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phòng vệ thương mại và Bản ghi nhớ trong lĩnh vực kinh tế số trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, hai Bộ trưởng cũng nhất trí hai Bên sẽ cùng nghiên cứu về việc thiết lập Đội thoại Bộ trưởng Thương mại giữa hai Bên trong thời gian tới.
Về các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá năng lượng là lĩnh vực có tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước và đề nghị hai Bên cùng thúc đẩy các nội dung hợp tác sau: (i) khuyến khích thúc đẩy đầu tư của Úc vào Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng; (ii) tăng cường hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm của Úc về xây dựng chính sách phát triển năng lượng. Bộ trưởng Dan Tehan cho biết Úc rất quan tâm thúc đẩy hợp tác năng lượng với Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, …
Trên cơ sở đó, hai Bộ trưởng thống nhất sẽ trao đổi cụ thể hơn về khả năng thiết lập cơ chế Đối thoại cấp Bộ trưởng năng lượng và khoáng sản giữa hai Bên. Hai Bộ trưởng cùng bày tỏ hài lòng về sự phối hợp chặt chẽ và hợp tác hiệu quả giữa Úc và Việt Nam trong các khuôn khổ khu vực và đa phương trong suốt thời gian qua.
Trên cơ sở các nền tảng hợp tác sẵn có, hai Bên nhất trí: (i) thúc đẩy thực thi các Hiệp định thương mại tự do mà hai nước là thành viên, hợp tác chặt chẽ trong việc nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Dilân; thúc đẩy nhanh việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP; thực thi hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP; (ii) phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức thương mại thế giới lần thứ 12 (MC12) tới đây, trong đó hướng tới nâng cao vai trò của Tổ chức thương mại thế giới, củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và góp phần khắc phục hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Kết thúc buổi hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tái khẳng định Bộ Công Thương đánh giá cao và rất coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng với Úc. Bộ trưởng Dan Tehan cảm ơn sự đón tiếp chân thành và nồng hậu của Bộ Công Thương đối với Đoàn Công tác của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc và một lần nữa nhấn mạnh mong muốn hai Bên tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại nhằm sớm trở thành một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của nhau, tăng gấp đôi đầu tư hai chiều trong thời gian sớm nhất.
Cuộc hội đàm diễn ra trong không khí hữu nghị, hợp tác, hiệu quả và đạt được nhất trí cao trong rất nhiều nội dung quan trọng. Năm 2020, kim ngạch thương mại Việt Nam – Úc đạt 8,3 tỷ USD, trong đó XK của Việt Nam sang Úc đạt gần 3,6 tỷ USD; NK từ Úc đạt 4,7 tỷ USD. Ước 6T/2021, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam với Úc đạt 5,6 tỷ USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch XK của Việt Nam sang Úc ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2020; kim ngạch NK của Việt Nam từ Úc ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Về sản xuất và thương mại sản phẩm công nghiệp Úc
Sản xuất: Chỉ số Hiệu suất Sản xuất của Ốt-xtrây-lia o Ai Group Australia tính toán và công bố đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng là 60,8 điểm vào tháng 7 năm 2021 từ mức 63,2 điểm một tháng trước đó, trong bối cảnh Sydney và các địa phương lớn khác phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế hoạt động vì COVID-19. Mức trên 50 điểm thể hiện sự mở rộng, phát triển trong khi dưới 50 điểm cho thấy sự sụt giảm, thu hẹp.
Chỉ số giá đầu vào tăng cao kỷ lục (đạt 84,6 so với 78,8 trong tháng 6/2021); chỉ số giá bán tăng cao thứ hai trong lịch sử (64,7 so với 63,6); và chỉ số tiền lương trung bình đã tăng lên thành kết quả hàng tháng cao nhất đối với chỉ số này kể từ năm 2008, do mức tăng 2,5% đối với mức lương tối thiểu bắt đầu từ tháng 7/2021. Ngoài ra, khả năng sử dụng công suất giảm 3,3 điểm xuống 79,0. Trong khi đó, cả sản lượng (61,8 so với 60,7) và việc làm (60,8 so với 60,3) đều tăng nhanh hơn.
Thương mại: Xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Ốt-xtrây-lia rong tháng 6 năm 2021 đã tăng 4% so với tháng trước lên mức cao nhất trong 23 tháng là 43,34 tỷ AUD, nhờ nhu cầu quốc tế và giá hàng hóa tăng.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa phi nông nghiệp tăng 2% lên 31,42 tỷ AUD, nhờ các mặt hàng quan trọng đều tăng trưởng như quặng kim loại & khoáng sản (2%); than đá, than cốc và than bánh (5%), các nhiên liệu khoáng sản khác (2%).
Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp tăng 7% lên 4,65 tỷ AUD, dẫn đầu là thịt và các chế phẩm từ thịt (4%), ngũ cốc và các chế phẩm từ ngũ cốc (11%), len và da cừu (15%) và nông sản khác (5%).
Xuất khẩu dịch vụ tăng 3% lên 5,09 tỷ AUD, tăng 6% do du lịch (6%). Đồng thời, các lô hàng vàng phi tiền tệ tăng 18% lên 2,14 tỷ AUD. Doanh thu xuất khẩu của Ốt-xtrây-lia từ các lô hàng quặng kim loại, chủ yếu là quặng sắt, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 6/2021 trong tháng thứ tư liên tiếp với nhu cầu ổn định từ Trung Quốc và giá duy trì ở cao.
Nhóm hàng này chiếm một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Ốt-xtrây-lia trong tháng 6/2021. Theo dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê quốc gia Úc (ABS), tổng doanh thu xuất khẩu quặng kim loại tăng 7,8% lên 20,49 tỷ đô la Úc (15,13 tỷ đô la Mỹ) trong tháng 6/2021 từ mức kỷ lục trước đó là 19 tỷ đô la Úc vào tháng 5/2021.
Trung Quốc – điểm đến cho khoảng 80% xuất khẩu quặng sắt của Úc hàng năm, chiếm tới 14,89 tỷ đô la Úc xuất khẩu quặng kim loại của nước này trong tháng 6/2021, tăng 7 % so với tháng 5/2021. Trong đó, giá tăng đóng góp hơn 70% mức tăng kim ngạch của tháng. Xuất khẩu quặng kim loại đến Hàn Quốc đã tăng 21% tương đương 236 triệu đô la Úc trong tháng 6/2021 so với tháng trước. Xuất khẩu quặng đồng của Ốt-xtrây-lia rong tháng 6/2021 đã tăng 302 triệu đô la Úc hay 55% so với tháng trước lên 847 triệu đô la Úc.
Sự gia tăng phần lớn là do giá quặng đồng lần đầu tiên tăng 37% lên trên 5 đô la Úc/kg. Tổng doanh thu xuất khẩu từ các lô hàng than nhiệt và luyện kim đạt 4,14 tỷ đô la Úc trong tháng 6/2021- giá trị cao nhất đối với xuất khẩu than kể từ mức 4,44 tỷ đô la Úc đạt được vào tháng 4 năm 2020, nhờ nhu cầu cao của Nhật Bản và Hàn Quốc. Xuất khẩu than trong tháng 6/2021 tăng là do than luyện cốc, tăng 332 triệu đô la Úc hoặc 24% so với tháng 5/2021.
Mức tăng trong xuất khẩu than đá sang Nhật Bản là 324 triệu đô la Úc hoặc 32 phần trăm cao hơn trong tháng 6 so với tháng 5/2021, với than cốc tăng 132 triệu đô la Úc hoặc 61%. Than nhiệt tăng 168 triệu đô la Úc hay 29%. Doanh thu xuất khẩu than sang Hàn Quốc tăng lên là 172 triệu đô la Úc hay 32%. Chiếm thị phần lớn nhất trong xuất khẩu của Australia trong năm tài chính 2020-21 kết thúc vào ngày 30 tháng 6 là các chuyến hàng quặng sắt đến Trung Quốc, với 42% tổng doanh thu xuất khẩu của nước này, so với mức 34% trong năm tài khóa 2019-20.
Nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào Australia đã tăng 1% so với tháng 5 lên 32,84 tỷ AUD vào tháng 6 năm 2021, khi nhu cầu trong nước phục hồi.
Nhập khẩu hàng hóa vốn tăng 7% lên 7,22 tỷ AUD, được thúc đẩy bởi máy móc và thiết bị công nghiệp (7%), thiết bị vận tải công nghiệp (36%); máy bay dân dụng và các vật dụng được bảo mật (24%). Ngoài ra, lượng hàng hóa trung gian và hàng hóa khác tăng 1%, dẫn đầu là nhiên liệu và chất bôi trơn (20%); hóa chất hữu cơ và vô cơ (3%). Nhập khẩu dịch vụ tăng 1% lên 4,48 tỷ AUD, chủ yếu là do vận tải (4%). Ngược lại, nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm 1% xuống 9,74 tỷ AUD, do hàng dệt, quần áo và giày dép (giảm 3%); hàng tiêu dùng khác (giảm 1 %); thực phẩm và đồ uống (giảm 1 %); và các mặt hàng điện gia dụng (giảm 1 %).
Bán lẻ: Doanh số bán lẻ ở Australia vào tháng 6 năm 2021 đã giảm 1,8% so với tháng trước, sau khi tăng 0,4% một tháng trước đó. Đây là mức giảm đầu tiên trong giao dịch bán lẻ kể từ tháng 02/2021. Doanh số bán lẻ giảm do mức tiêu thụ tại các quán cà phê, nhà hàng giảm khi Australia phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế dịch vụ, giao tiếp, đi lại để phòng chống dịch. Tính chung quý II/2021 thương mại bán lẻ tăng 0,8%, đảo ngược so với mức giảm 0,5% trong quý I/2021.
Quy định, chính sách mới của Ốt-xtrây-lia
Chính phủ Ốt-xtrây-lia mới đây đã cung cấp gói tài trợ 50 triệu AUD cho ngành khai khoáng, công nghệ tài nguyên, sản xuất pin sạch từ Quỹ Sáng kiến sản xuất hiện đại Chính phủ Ốt-xtrây-lia thông báo gói tài trợ gần 50 triệu đô la AUD cho các dự án trong lĩnh vực khai khoáng, công nghệ tài nguyên, sản xuất pin sạch. Nguồn vốn được lấy từ Sáng kiến sản xuất hiện đại trị giá 1,3 tỷ AUD sẽ hỗ trợ 08 (tám) công ty trong lĩnh vực công nghệ tài nguyên và khoáng sản quan trọng để mở rộng quy mô chế biến ở hạ nguồn của địa phương đối với các khoáng sản quan trọng; gia tăng giá trị cho chuỗi cung ứng pin và công nghệ sạch, bao gồm thông qua việc sản xuất hệ thống lưu trữ pin trên đất liền và áp dụng công nghệ pin trong lĩnh vực khai thác.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ Ốt-xtrây-lia hristian Porter cho biết nước này có lợi thế để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu đối với pin và các khoáng chất quan trọng liên quan. Thị trường lưu trữ năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ có giá trị gần 20 tỷ USD vào năm 2027. Ngành khai khoáng của Ốt-xtrây-lia ã khẳng định được đẳng cấp trên thế giới. Thông qua Sáng kiến sản xuất hiện đại trị giá 1,3 tỷ AUD, Chính phủ Ốt-xtrây-lia ặt mục tiêu hỗ trợ ngành phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, góp phần tạo nền tảng cho nền kinh tế địa phương ở cả khía cạnh doanh thu xuất khẩu và tạo việc làm.
Trong số các doanh nghiệp được nhận tài trợ, Lynas Rare Earths sẽ sử dụng 14,8 triệu AUD để phát triển một quy trình đầu tiên trên thế giới để tinh chế quặng đất hiếm – thiết yếu cho sản xuất nam châm vĩnh cửu và xe điện. Quy trình tinh chế mới giúp giảm nhu cầu sử dụng các hóa chất độc hại và cung cấp các sản phẩm cao cấp hơn để xuất khẩu.
Dự án sẽ có trụ sở gần Kalgoorlie-Boulder và sẽ tạo ra khoảng 400 cơ hội việc làm trực tiếp và gián tiếp trong khu vực Goldfields. Công ty Australian Vanadium Limited ở WA sẽ sử dụng 3,9 triệu AUD tài trợ để sản xuất nhanh các hệ thống pin dòng oxy hóa khử vanadium quy mô lớn có thể được sử dụng để hỗ trợ lưới điện dân cư hoặc trong các môi trường không kết nối lưới điện như khai thác mỏ, nông nghiệp và các cộng đồng vùng sâu vùng xa. Công ty Elphinstone ở Tasmania sẽ nhận được tài trợ 5,1 triệu AUD để phát triển một loạt các phương tiện hỗ trợ khai thác hầm lò chạy bằng pin nhằm loại bỏ nhu cầu sử dụng động cơ diesel trong môi trường dưới lòng đất.
Tại phía Bắc, công ty Core Lithium sẽ sử dụng 6 triệu AUD tài trợ của mình để giúp xây dựng một cơ sở xử lý thí điểm để sản xuất lithium hydroxide cấp pin tại Khu công nghiệp Middle Arm của Darwin Harbour.
Chính quyền Tây Úc (Western Australia) tham gia Chương trình Chứng nhận Không Carbon Chính quyền Tây Úc đã trở thành thành viên sáng lập của Chương trình Chứng nhận không carbon của Hội đồng Năng lượng thông minh. Kế hoạch do ngành dẫn đầu nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình phát triển và ứng dụng hydro tái tạo, sản xuất xanh đối với amoniac và kim loại, chẳng hạn như thép và kẽm, ở Ốt-xtrây-lia và trên thế giới. Chương trình cung cấp một công cụ chứng nhận ghi nhãn xuất xứ của một sản phẩm và cung cấp thông tin cho khách hàng về nguồn gốc của sản phẩm và cách chúng được sản xuất, theo đó những tác nhân trong chuỗi cung ứng có thể biết được sản phẩm có được tạo ra từ các hoạt động phát thải nhiều carbon hay không.
Đề án của Hội đồng Năng lượng thông minh sẽ chứng nhận hydro tái tạo, amoniac xanh hoặc kim loại xanh được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo và cung cấp xếp hạng carbon nhúng. Đề án sẽ hoạt động như một hệ thống theo dõi lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến quá trình sản xuất.
Với tư cách là đối tác sáng lập, Chính phủ Tây Úc sẽ hợp tác với Hội đồng Năng lượng Thông minh và các đối tác trong nước và quốc tế để phát triển và thực hiện kế hoạch, đồng thời làm việc với Hội đồng Năng lượng Thông minh để khám phá các dự án khác trong bang có thể là ứng cử viên cho Đề án. Dự án Amoniac Xanh YURI, nằm trên Murujuga (Bán đảo Burrup) gần Dampier, là dự án thứ hai được chương trình lựa chọn để cấp giấy chứng nhận. Dự án là một liên doanh giữa Engie Renewables Australia và Yara Pilbara Fertilizers, và sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất hydro tái tạo được sử dụng để sản xuất amoniac xanh xuất khẩu sang thị trường toàn cầu. Yara cũng là một thành viên sáng lập của chương trình.