Chủ trương là giảm áp lực cho vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thủy và đường biển, phát triển vận tải ven biển, tăng hiệu quả vận tải đường sắt để giảm ách tắc đường bộ.
Theo số liệu từ Bộ Giao thông vận tải, khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa đạt 87%, luân chuyển hành khách đạt 105%, luân chuyển hàng hóa đạt 100% sơ với Quy hoạch phát triển vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch 356).
Hệ thống đường cao tốc đã đưa vào khai thác 1.046 km, đang thi công hơn 900 km, thực hiện được trên 90% so với quy hoạch. Một số dự án theo quy hoạch chưa thực hiện được như cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc phía Tây đường Hồ Chí Minh, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc kết nối đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), các tuyến đường vành đai của Hà Nội và TP.HCM.
Tuy nhiên, tính kết nối giữa hệ thống đường bộ quốc gia với các phương thức vận tải khác chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cảng biển đặc biệt như cảng Lạch Huyện và Cái Mép – Thị Vải chưa có cao tốc kết nối theo quy hoạch. Các cảng, trung tâm đầu mối khác chỉ một số tuyến quốc lộ kết nối và đa phần là tuyến nội thị có quy mô và năng lực chưa đáp ứng yêu cầu. Đối với các phương thức vận tải khác như đường sắt, hàng không cũng tương tự.
Về nguồn lực đầu tư, giai đoạn 2011 – 2020 nhu cầu của ngành giao thông là 1,4 triệu tỷ đồng, trong khi đó thực tế huy động chỉ đạt khoảng 980 triệu tỷ đồng. Đối với đường bộ, giai đoạn huy động được nguồn vốn lớn nhất là giai đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng gần 380 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2016 – 2020 chỉ huy động được 185 nghìn tỷ đồng và cơ cấu nguồn vốn huy động chưa đáp ứng yêu cầu, nguồn vốn ngoài ngân sách có xu hướng giảm. Đây là một trong những khó khăn để thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách vào đường bộ.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đánh giá khả năng kết nối, thị trường vận tải và dự báo trong tương lai là cơ sở để quy hoạch. Việc tăng lên 32.000 km đường quốc lộ và 10 tuyến cao tốc để đảm bảo tính kết nối ngang và kết nối dọc. Việc kết nối với 4 lĩnh vực khác cũng được rà soát rất kỹ.
Theo ý kiến các chuyên gia, để tăng kết nối các phương thức vận tải, cần sự bứt phá cả về hạ tầng cho kết nối, ví dụ hệ thống đường nối giữa cảng biển, cảng hàng không, ga đường sắt, bến thủy nội địa vào đường cao tốc và sau đó là kết nối đến các khu sản xuất, khu vực dân cư…. Việc cân đối đầu tư công phù hợp cần dựa trên sự bứt phá về mặt tư duy, đồng thời một điểm nghẽn quan trọng nữa cần giải phóng chính là cơ chế phù hợp cho sự hợp tác, san sẻ nguồn lực một cách bền vững giữa các bên liên quan.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cần tính toán, cơ cấu điều chỉnh lại thị phần vận tải, trong đó quy hoạch giữa các lĩnh vực phải có sự thống nhất và phù hợp với các quy hoạch về cơ sở hạ tầng, nguồn hàng và các yếu tố khác.
Bộ trưởng yêu cầu có sự điều chỉnh đầu tư công tăng đầu tư công cho một số lĩnh vực khác, giảm đầu tư công cho đường bộ, đáp ứng được thị phần vận tải giữa các lĩnh vực. Cần có định hướng rõ ràng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, vượt quá nguồn vốn. Cần có sự đánh giá lại cả 5 lĩnh vực để định hướng đầu tư công, điều chỉnh cưỡng bức lại thị phần vận tải.
Liên quan đến kết nối giao thông đường bộ với 4 lĩnh vực còn lại, Bộ trưởng yêu cầu phải đánh giá đậm nét việc kết nối, xác định được các nút thắt, các điểm nghẽn với các công trình dự án trọng điểm quốc gia như cảng hàng không, trung tâm đường thủy nội địa, ga đường sắt.
Về đánh giá hiện trạng thực hiện quy hoạch vừa qua, Bộ trưởng yêu cầu cần đánh giá đúng thực trạng, những cái được, chưa được và có đánh giá rõ nguyên nhân. Lấy ví dụ từ việc không đạt được mục tiêu theo quy hoạch đến năm 2020 có 2.500 km đường cao tốc, Bộ trưởng cho rằng việc triển khai kế hoạch đầu tư công còn chậm, có nguyên nhân từ việc chậm giải phóng mặt bằng (GPMB).
Đề cập đến cơ chế phát triển hạ tầng đường cao tốc thời gian tới, Bộ trưởng cho rằng, rút bài học kinh nghiệm GPMB vừa qua, cần đề xuất cơ chế mới có tính đột phá. Về mục tiêu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc, Bộ trưởng gợi ý cần nêu cách thức triển khai, lựa chọn danh mục đầu tư, trình Chính phủ cho phép giải phóng mặt bằng sạch toàn bộ trước, sau đó lập dự án đầu tư toàn bộ 5.000 km đường cao tốc.
?Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
QALogistics JSC.,
— Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp —
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Website: www.qalogistics.vn
Email: haiphi.qal.com.vn
saleslog@qalogistics.vn
Tel/Zalo: 0906.966.288 Mr.Hải
Quang Anh Logistics cùng đối tác vươn tới những tầm cao mới!