Chắc hẳn khi làm xuất nhập khẩu – logistics, bạn đã từng nghe nói hoặc trực tiếp đóng phụ phí CIC. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tại sao lô hàng của họ mất phí CIC hoặc nhầm lẫn phí này với các loại phụ phí vận chuyển khác. Vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ phân tích để bạn hiểu phụ phí CIC là gì và cách tính chi phí CIC vào trị giá tính thuế của tờ khai nhập.
1.Phụ phí CIC là gì?
Phụ phí CIC (Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharge) được dịch là phí mất cân bằng container, đây là một loại phụ phí vận tải biển, do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng, từ nơi thừa container rỗng (cont rỗng) về nơi có nhu cầu container rỗng đễ đóng hàng xuất.
Chi phí này hình thành do việc mất cân bằng về số lượng container rỗng. Tình trạng công rồng không cân bằng phát sinh do mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia. Phí CIC được thu nhằm để bù đắp chi phí vận chuyển.
Ví dụ: Việt Nam là nước nhập siêu, nhập khẩu rất nhiều hàng từ Trung Quốc về, nên vỏ cont rỗng ở Việt Nam rất nhiều, trong khi cont để đóng hàng bên đầu Trung tâm lại thiếu. Hãng tàu bắt buộc phải vận chuyển vỏ cont rỗng đó về Trung Quốc và thu phí này của doanh nghiệp đã sử dụng xong vỏ cont rỗng đó
Hiện nay, có nhiều quốc gia nhập siêu như Việt Nam, Mỹ, EU… sẽ có lượng container rỗng lớn sau khi nhập khẩu. Ngược lại, các quốc gia xuất siêu như Trung Quốc, Ấn Độ… lại cần nhiều container rỗng để đóng hàng xuất khẩu. Do đó, việc điều chuyển container rỗng từ nơi không có nhu cầu, tới nơi có nhu cầu sẽ phát sinh chi phí cho hãng tàu, nên hãng tàu mới thu thêm phí CIC để bù đắp lại và có thể được xem như một phần của phí container.
Lưu ý: Tùy từng thời điểm bị mất cân bằng cont mà hãng tàu sẽ thu phí CIC, tất nhiên cũng có những lúc hãng tàu không thu khi lượng cont đã cân bằng.
Mức phí CIC hiện nay giao động trong khoảng 85$/cont 20, 170$/ cont 40 và cũng tùy từng thời điểm.
2.Khi nào phải thu phí CIC
Phụ phí CIC được thu theo một mức nhất định cho một container và có thể chỉ áp dụng vài, từng tuyến như các tuyến nhập hàng từ các nước Châu Á (ngoại trừ Nhật) là các quốc gia xuất siêu, nên thường thiếu hụt container để đóng hàng, từng thời kỳ. Thông thường đến cuối năm sẽ là thời điểm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra thường xuyên, là thời điểm phát sinh nhiều chi phí CIC nhất.
3.Điều kiện phải cộng phụ phí CIC
Phụ phí CIC phải do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.
Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
Có số liệu khách quan, định lượng được và phù hợp với các chứng từ liên quan.
4.Cách tính phí CIC vào trị giá tính thuế
Nếu khoản phụ phí CIC liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu và là khoản điều chỉnh phí cộng thì phải cộng vào trị giá hàng hoá. Trường hợp khoản phí CIC là khoản phải cộng vào trị giá hàng nhập khẩu thì căn cứ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó để thực hiện xác định trị giá theo đúng quy định. Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6/2018.
Mong rằng bài viết này của Quang Anh Logistics sẽ có ích với bạn.