Việc tích hợp chuỗi cung ứng và logistics thông minh là chìa khóa quan trọng để tăng trải nghiệm thương mại điện tử đến khách hàng.
Những năm gần đây, ngành thương mại điện tử và logistics chứng kiến đà tăng trưởng chưa từng có trong bối cảnh quá trình số hóa diễn ra đột phá. Khu vực Đông Nam Á đang có ít nhất 102 nhà cung cấp dịch vụ logistics, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái E-Logistics. Mặt khác, điều này cũng đặt ra câu hỏi về tính bền vững của hệ sinh thái này.
Mặc dù sự ra đời của nhiều công ty logistics có thể đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử nhưng lại đối mặt với tình trạng mạng lưới cung ứng phụ thuộc lẫn nhau. Một câu hỏi lớn đang được đặt ra: “Liệu có nên mở rộng quy mô logistics đúng cách để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng không?”. Nếu chúng ta muốn vượt qua những hạn chế này và tạo ra một con đường tăng trưởng bền vững, cần đưa ra một mô hình tăng trưởng mới cho E-Logistics.
Đầu tiên, hãy xem các đơn hàng như những hành khách trên các tuyến xe buýt thuộc sở hữu của các công ty khác nhau. Việc thực hiện đơn hàng tương tự như cách hành khách đi từ điểm A đến điểm B thông qua một nhà điều hành. Với sự ra đời của trạm trung chuyển xe buýt, hành khách có thể lên bất kỳ tuyến xe nào và chuyển sang tuyến khác có thể đưa họ đến điểm cuối nhanh hơn.
Tương tự, việc tích hợp chuỗi cung ứng và logistics thông minh cho phép tăng trải nghiệm thương mại điện tử tới khách hàng. Quan trọng nhất, việc áp dụng mô hình này vào E-Logistics mang lại tiềm năng vượt trội, vượt qua những thách thức hiện nay. Những thách thức này cũng nhắc nhở các doanh nghiệp logistics cần tư duy thông minh toàn diện, không chỉ phụ thuộc vào công nghệ.
Do hệ thống E-Logistics vẫn bị tách biệt cao, việc thiết lập mạng lưới và cơ sở logistics chặng cuối cần nguồn vốn đầu tư đáng kể để duy trì và vận hành. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không đủ khả năng đáp ứng chi phí này. Vì vậy, làm việc với công ty cung cấp dịch vụ logistics đa kênh có thể là một giải pháp cho họ. Nó mang lại nhiều lợi ích cho người bán hàng và các nền tảng thương mại điện tử. Thông qua đó, các nền tảng thương mại điện tử có thể khuyến khích nhà bán hàng cung cấp dịch vụ nhanh chóng hơn, kéo theo thời gian giao hàng ngắn hơn và trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Ngành công nghiệp E-Logistics đã trải qua một chặng đường dài với nhiều thành tựu. Từ việc quản lý đơn đặt hàng bằng Excel đến một nền tảng quản lý dữ liệu tập trung, ngành công nghiệp này đã phát triển vượt bậc để đáp ứng nhu cầu của người bán cũng như khách hàng.
Khi thương mại điện tử và logistics đang bộc lộ rõ tiềm năng phát triển tại thị trường Đông Nam Á, họ phải cố gắng nhiều hơn nữa để đa dạng hóa các dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Nếu chúng ta muốn tạo ra một hệ sinh thái E-Logistics bền vững và toàn diện, việc tích hợp các hoạt động logistics cả trong và ngoài một doanh nghiệp sẽ là chìa khóa quan trọng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất để giảm chi phí kinh doanh và nhượng quyền thương hiệu. Từ đó, các nhà bán hàng có thể cạnh tranh tốt hơn trên phạm vi toàn cầu.