Nếu đã làm trong ngành xuất nhập khẩu thì chắc hẳn các bạn cũng biết được kiểm dịch thực vật rồi phải không? Tuy nhiên đa phần là còn rất hạn chế về nó thì đó là vấn đề mà tôi có một bài viết chi tiết cho các bạn hiểu được hơn về khái niệm ” kiểm dịch thực vật”
Khái niệm về kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật (Với tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Tất cả hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhằm chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Kiểm dịch động – thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng, Nhà nước ta bắt buộc với một số hàng hóa. Nếu lô hàng chưa kiểm dịch sẽ bị “hoãn lại” khi làm thủ tục hải quan.
Những mặt hàng nào phải kiểm dịch thực vật?
Thông thường thì các mặt hàng cơ bản như: hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi,…đều có khả năng cao phải làm kiểm dịch.
Tuy nhiên để hiểu rõ chi tiết hơn thì các bạn nên tham khảo Thông tư số 15/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 Ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tại phụ lục I Mục 11. Bảng mã số HS đối với danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Nội dung trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu
1.Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.
– Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
– Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu qui định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
b) Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu .
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp qui định phải có Giấy phép).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư 223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật (Mục VI, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT)
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
– Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự thủ tục KDTV nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
– Thông tư 223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Nội dung chính của giấy kiểm dịch thực vật gồm
- Tên & địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu
- Số lượng và loại bao bì
- Nơi sản xuất
- Tên & khối lượng sản phẩm
- Tên khoa học của thực vật
- v.v…
Một số văn bản pháp luật liên quan đến kiểm dịch thực vật
- Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ SAU NHẬP KHẨU VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
- Thông tư số 15/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 Ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
????? ??ℎ ????????? ??̀?? đ?̂́? ??́? ??̛?̛? ??̛́? ?ℎ?̛̃?? ??̂̀? ??? ??̛́?!