Chuỗi Cung Ứng Của Tập Đoàn Bán Lẻ Walmart

CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP ĐOÀN BÁN LẺ WALMART

1. Quản trị hệ thống thông tin và các ứng dụng công nghệ.

1.1. Xây dựng hệ thống kết nối bán lẻ
Từ những năm 1980 đến 1990, Wal-mart đã xây dựng các hệ thống bán lẻ như: công nghệ điện tử- EDI và hệ thống kết nối bán lẻ (Retail link). Công nghệ trao đổi điện tử EDI giúp Wal-mart thiết lập được hệ thống trao đổi điện tử với hàng ngàn nhà cung cấp của mình; Hệ thống Retail Link nền tảng là một trình duyệt Web, hoạt động trên mạng Internet, tích hợp với công nghệ EDI giúp các nhà cung cấp trên toàn thế giới đều có thể truy cập dễ dàng, trong khi chi phí để duy trì hoạt động của hệ thống lại thấp. Hệ thống này bao gồm 4 liên kết là: cửa hàng Wal-mart , trụ sở công ty Wal-mart, trung tâm phân phối và nhà cung cấp.

1.2. Ứng dụng công nghệ RFID
RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép đọc dữ liệu trên con chíp điện tử nhờ sóng vô tuyến mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nó ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét. Bộ nhớ của con chíp có thể chứa tới 96 đến 512 bit giữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Bên cạnh đó, thông tin lưu trữ trên con chip có thể được sửa đổi nhờ vào một máy đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ thông minh này cho phép chúng cung cấp các thông tin đa dạng như: thời gian lưu trữ, ngày bán, giá, và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm. Vì thế, các thẻ RFID có thể cung cấp chính xác sản phẩm là gì, nó nằm ở đâu, khi nào hết hạn, hay bất cứ thông tin nào mà người dùng muốn lập trình cho nó.

Lợi ích của công nghệ RFID
Wal-Mart đã công bố yêu cầu các nhà cung cấp lắp đặt các thẻ RFID trên các chuyến hàng để cải thiện việc quản trị chuỗi cung ứng. Công nghệ RFID cho phép Wal-mart kiểm soát được hàng hóa khi chúng được chuyển từ trung tâm phân phối vào các xe tải để vận chuyển đến các cửa hàng. Điều này sẽ làm tăng tính hiệu quả cho việc lưu kho hàng hóa, đồng thời giảm thua lỗ do hết hàng, cũng như hạn chế các chi phí vì lưu kho quá nhiều. Các máy đọc thẻ RFID được đặt ở một vài nơi trong nhà kho như: ở cửa nơi hàng hóa được nhập kho, ở cửa nơi hàng hóa xuất kho. Với những vị trí này, các nhà quản lý kho sẽ biết được các loại hàng nào và bao nhiêu hàng đang được lưu kho, cũng như loại hàng nào, số lượng bao nhiêu đang được bày bán. Với Wal-mart, mục tiêu chủ yếu khi sử dụng RFID là giảm thiểu sự thiếu hàng trong kho và bằng cách đó, nâng cao doanh thu. Ngoài ra, RFID cũng giúp Wal-mart hạn chế những nhầm lẫn khi đơn hàng có nhiều chủng loại sản phẩm, sự hỗn loạn trong kiểm kê ở các cửa hàng, và nâng cao khả năng hoạch định sản lượng cho các nhà sản xuất. Hơn thế nữa, việc sử dụng RFID làm tăng khả năng kiểm soát nguồn gốc, những thay đổi nhiệt độ và hạn sử dụng của sản phẩm.

1.3. Giải pháp CPFR
Giải pháp CPFR là một kế hoạch, trong đó các nhà cung cấp và Wal-mart cộng tác với nhau để dự báo nhu cầu khách hàng, nhằm tối ưu hóa hoạt động cung ứng. CPFR mang đến những lợi ích:

  1. Cải thiện hoạt động dự báo cho tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng và thực hiện việc chia sẻ các thông tin dự báo.
  2. Sau đó Wal-mart và các nhà cung ứng điều chỉnh các hoạt động logistics có liên quan.

2. Quản trị nguồn hàng
2.1. Chiến lược mua hàng
Là một tập đoàn bán lẻ lớn nhất nhất thế giới, Wal-Mart có sức mạnh vô cùng to lớn so với các nhà cung cấp và công ty đã sử dụng quyền lực này để ảnh hưởng mọi thứ từ giá cả, sản phẩm cho đến lịch trình giao hàng.

Trong hoạt động quản trị nguồn hàng, Wal-mart sử dụng một số chiến lược như:

  • Chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhận trung gian.
  • Trong quá trình đàm phán, Wal-mart tập trung vào giá và chỉ giá.
  • Chính sách mua hàng của Wal-Mart là “factory gate pricing”, nghĩa là Wal-Mart sẽ vận chuyển hàng từ cửa nhà máy của nhà sản xuất.
  • Công ty giành rất nhiều thời gian để làm việc với nhà cung cấp để có thể hiểu được cấu trúc chi phí của họ.Từ đó, Wal-Mart thúc ép, gây áp lực cho những nhà cung cấp phải hiệu quả, cắt giảm chi phí trên chuỗi cung ứng của mình.

2.2. Quản trị mối quan hệ với nhà cung cấp
Để quản lý nguồn cung hiệu quả và liên tục, Wal-mart tập trung xây dựng mối quan hệ với các nhà cung ứng.

Trước 1988 việc hợp tác giữa hai công ty chỉ đơn thuần tồn tại dựa trên hoạt động mua và bán hàng, các hoạt động khác như: chia sẻ thông tin, marketing, logistics…hầu như không tồn tại, hoặc nếu tồn tại cũng không liên tục (hình 2.4). Đến năm 1988, để cải thiện mối quan hệ này, cả hai công ty đã thay đổi mô hình hợp tác (hình 2.5). Theo đó, việc hợp tác được tiến hành ở tất cả các hoạt động chức năng của hai công ty.

3. Hệ thống LOGISTICS
3.1 Hệ thống vận tải
Đặc trưng của hệ thống vận tải Wal-mart là tính đáp ứng nhanh và tính linh hoạt.

Với bộ phận logistics lên tới 75.000 người, là 7.800 lái xe quản lý gần 7.000 xe tải thuộc đội xe tư nhân của Wal-mart, đã tạo nền tảng để công ty phân phối hầu hết những hàng hóa được bày bán tại các cửa hàng thông qua khoảng 114 trung tâm phân phối trải rộng toàn nước Mỹ. Hàng hóa được vận chuyển từ kho của các nhà cung cấp bởi đội xe của Wal-mart đến các trung tâm phân phối. Từ đây, hàng hóa được vận chuyển trực tiếp đến các cửa hàng mà không cần lưu kho thêm. Những đội xe tải chuyên dụng cho phép công ty vận chuyển hàng hoá từ những trung tâm phân phối đến cửa hàng chỉ trong hai ngày và bổ sung cho các kệ hàng trong cửa hàng 2 lần/tuần.
• Để quá trình phân phối và vận tải thêm hiệu quả, Wal Mart đã sử dụng một kĩ thuật trong logistics là hệ thống “cross docking”.
• Trong hệ thống này, những sản phẩm hoàn thiện được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy sản xuất của nhà cung ứng đến những kho “ cross docking” theo những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những nhu cầu cần thiết của khách hàng, rồi gửi đi cho khách. Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nơi hàng sẽ được đưa vào sử dụng ngay mà không cần qua kho nữa.
• Hệ thống này góp phần giảm chi phí tồn kho rất nhiều. Để đạt được hiệu quả cao nhất của hệ thống cross docking, Wal mart đã thực hiện những sự thay đổi rất cơ bản trong hệ thống quản lí.

3.2. Hệ thống kho bãi
• Hệ thống kho bãi của Wal-mart chính là các trung tâm phân phối trên khắp nước Mỹ.
• Sau khi hàng hoá được nhập đến từ các nhà cung cấp, chúng có thể sẽ được chuyển đến trung tâm phân phối, thực hiện phân loại, ghi nhãn, đóng bao,… Sau đó, thông qua hệ thống xe tải những hàng hoá này sẽ được chuyển đến các cửa hàng và siêu thị trong khu vực.
• Wal-mart có khoảng 114 trung tâm phân phối trên khắp nước Mỹ (2011) , mỗi trung tâm có kích thước lớn hơn 1 triệu mét vuông Anh. Các trung tâm này hoạt động 24/7 để hỗ trợ liên tục cho đội xe tải.
• Bên trong mỗi trung tâm, có các băng chuyền với chiều dài hơn 5 dặm, phục vụ hơn 9.000 dòng sản phẩm khác nhau.
• Các trung tâm được phân bổ khoa học, mỗi trung tâm hỗ trợ hoạt động cho 90 đến 100 cửa hàng trong vòng bán kính 200 dặm.

4. Quản trị tồn kho
Với một quy mô hoạt động phân phối và bán lẻ khổng lồ như Wal-mart, để có thể đáp ứng được phân phối một cánh linh hoạt hoạt, kịp thời đến các cửa hàng, vừa cạnh tranh với các đối thủ về cắt giảm chi phí là một vấn đề không nhỏ. Để giải quyết vấn đề này, Wal-mart đã tiến hành ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản trị tồn kho, song song với việc áp dụng kỹ thuật “cross – docking” để tạo ra hiệu quả cao nhất.

Cross-docking hay kỹ thuật “di chuyển hàng liên tục thông quá kho” , là kho đa năng phân loại, tổng hợp, đóng gói, hoàn thiện hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng. Loại kho này đóng vai trò như một trung tâm phân phối tổng hợp. Sản phẩm được chuyển từ nơi sản xuất đến kho cross-docking theo những lô hàng lớn. Tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những đơn đặt hàng của khách hàng rồi gửi đi cho khách. Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nơi, hàng sẽ được đưa vào sử dụng ngay mà không cần qua kho nữa.

Áp dụng Cross-docking ở Wal-mart là đưa hàng hoá thành phẩm từ cơ sở sản xuất và phân phối trực tiếp nó cho các cửa hàng và siêu thị mà rất ít và hầu như không phải lưu trữ hàng qua khâu trung gian. Cross-docking cắt giảm chi phí nắm giữ và lưu trữ tồn kho.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

contact us