THỦ TỤC XUẤT KHẨU RAU CỦ QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Đầu tiên, để xuất khẩu bất kì sản phẩm nào sang thị trường nước ngoài, bạn phải tìm hiểu về chính sách nhập hàng vào thị trường đó vì không phải bất kì rau củ nào cũng được nhập khẩu vào nước bạn. Hôm nay chúng tôi sẽ cụ thể về thị trường Nhật Bản.

Các loại rau củ xuất khẩu sang Nhật Bản phổ biển

Nhật Bản được biết đến là quốc gia rất khó tính về hàng hóa nhập khẩu cũng như các tiêu chuẩn về kĩ thuật lẫn bảo quản vì vậy để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó quốc gia mình cũng không ngừng cải tiến và kiểm soát về sâu bệnh cũng như dư lượng thuốc trong các loại rau củ quả. Cho đến nay đã có nhiều rau củ quả được phép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản như:

Hàng rau củ quả tươi: vải thiều, xoài, sầu riêng, dừa, chuối, thanh long, sả, riềng, củ đậu (củ sắn), các loại rau, lá dong, lá chuối, hành tím.

Hàng rau củ đông lạnh: sầu riêng, mít, nhãn, sấu, chanh dây, mãng cầu.

Quy trình xuất khẩu rau củ quả đến Nhật Bản

Bước 1. Đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu.

Bước 2. Chuẩn bị hàng hóa và chứng từ xuất khẩu:

Về hàng hóa bạn phải thỏa mãn các một số yêu cầu của Nhật Bản:

–      Hàng hóa phải đạt chuẩn Global Gap, Viet Gap

–      Hàng hóa phải có vùng trồng, bar code (nếu có)

–      Phải được xử lí hơi nhiệt (VHT)

–      Phải được xử lí bằng Methyl Bromide (MB)

–      Phải được kiểm dịch thực vật bằng các phương thức lấy mẫu tại cảng, lấy mẫu tại kho và kiểm tra về dư lượng cũng như các mầm bệnh khác liên quan đến từng loại rau củ quả

Về chứng từ xuất khẩu:

– Hợp đồng thương mại (Sales Contract)

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

–  Bảng kê khai hàng hóa (Packing List)

– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

– Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary certificate)

– Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate) nếu hàng hóa của bạn đóng bằng pallet gỗ

Bước 3. Phương thức vận chuyển và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình giao nhận hàng:

Hàng hóa là rau củ quả do vậy việc bạn vận chuyển hàng từ kho đi đến sân bay phải bằng xe tải lạnh với nhiệt độ phù hợp cho từng loại rau củ quả; nếu bạn vận chuyển bằng container lạnh thì phải cài đặt nhiệt độ phù hợp và phải yêu cầu nhà vận chuyển chạy điện liên tục trong suốt quá trình di chuyển từ kho đến cảng bằng máy phát điện của đầu kéo container.

Sau đây là vài thông tin nhiệt độ bảo quản tham khảo:

STT

RAU CỦ QUẢ

NHIỆT ĐỘ

THÔNG GIÓ

 
 
1 Sầu riêng đông lạnh -18 độ C 0 cbm  
2 Nhãn đông lạnh -18 độ C 0 cbm  
3 Mít đông lạnh -18 độ C 0 cbm  
4 Chanh dây đông lạnh -18 độ C 0 cbm  
5 Mãng cầu đông lạnh -18 độ C 0 cbm  
6 Thanh long tươi +3 độ C 20 cbm  
7 Xoài tươi +6 độ C 30 cbm  
8 Chuối tươi +13 độ C 25 cbm  
9 Củ đậu +14 độ C 30 cbm  
10 Hành tím +12 độ C 25 cbm  
11 Sả tươi +4 độ C 25 cbm  
12 Vải thiều tươi +1 độ C 5 cbm  
13 Riềng tươi +5 độ C 20 cbm  
14 Lá dong, lá chuối +3 độ C 25 cbm  

Đóng gói hàng hóa, rau củ quả phải có lỗ thoát hơi trên bao bì sản phẩm và các mặt của thùng hàng phải có lỗ thông gió để hàng hóa được bảo quản đều ở nhiệt độ chung của các hàng hóa tránh hàng hóa bị cháy lạnh hoặc héo do đủ nhiệt độ.

Bước 4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

–        Lên tờ khai hải quan theo mặt hàng thực xuất, tra cứu hs code đúng theo tính chất mặt hàng

–        Thông quan tờ khai hải quan:

– Luồng xanh: hàng hóa đã được thông quan và qua khu vực giám sát và thanh lí online vào sổ tàu

–  Luồng vàng: kiểm tra hồ sơ chứng từ như invoice, packing list, hợp đồng là hàng hóa đã được thông quan và qua khu vực giám sát và thanh lí online vào sổ tàu

–  Luồng đỏ: kiểm tra hàng hóa thực tế + kiểm tra hồ sơ chứng từ như invoice, packing list, hợp đồngà hàng hóa đã được thông quan và qua khu vực giám sát và thanh lí online vào sổ tàu

Bước 5. Thanh toán và thanh lý hợp đồng

Dựa trên thời hạn thanh toán và điều kiện thanh toán nhà nhập khẩu sẽ thanh toán theo hợp đồng nếu không có bất kì trở ngại gì và rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Sau khi hoàn tất các thủ tục đã được kí kết và nhà xuất khẩu nhận đủ số tiền trên hợp đồng sẽ thanh lí hợp đồng.

Lưu ý: Mặt hàng rau củ quả vì vòng đời sản phẩm ngắn do vậy bạn phải chọn đi các hãng tàu đi thẳng và ngắn ngày nhất có thể (nếu bạn vận chuyển bằng container đường biển); chọn các chuyến bay đi thẳng hoặc quá cảnh như phải được yêu cầu giữ lạnh giữa các điểm đi và điểm đến (nếu bạn vận chuyển bằng hàng không).

Leave a Reply

Your email address will not be published.

contact us