SỰ KHÁC NHAU GIỮA CROSS DOCKING VÀ MILK RUN TRONG LOGISTICS

Cross Docking và Milk run đều là phương pháp, kỹ thuật vận chuyển, phân phối hàng hóa trong lĩnh vực Logistics. Với 2 kỹ thuật vận chuyển này sẽ giúp tiết giảm khá lớn chi phí Logistics cho doanh nghiệp. Vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể về sự khác nhau giữa Cross Docking và Milk run trong Logistics để doanh nghiệp có thể ứng dụng trong hoạt động giao nhận hàng hóa.

1.Mô hình Cross Docking

Trong mô hình truyền thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách. Sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định. Trong mô hình Cross-Docking, khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ. Vì vậy, nét đặc trưng của Cross-Docking là thời gian hàng hóa chuyển đến kho và địa điểm xuất hàng được biết trước.

Các loại hàng phù hợp cho Cross-Docking nếu nhu cầu của nó đáp ứng hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu nhu cầu không chắc chắn Cross-Docking rất khó để thực hiện vì khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu.

Bên cạnh có biến động thấp, nhu cầu cho sản phẩm phải đủ để đảm bảo các lô hàng được giao thường xuyên vì nếu nhu cầu là quá thấp, việc giao hàng thường xuyên sẽ dẫn đến gia tăng chi phí vận tải đầu vào, và các kho hàng sẽ phải lưu trữ tốt hơn.

Một số loại sản phẩm như: Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức; Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng; Sản phẩm đã được gắn thẻ (bar code, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách hàng,…

2.Phương pháp vận chuyển Milk run

Milk run là phương pháp vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất từ nhà cung cấp đến cho khách hàng. Không giống với các hình thức vận tải truyền thống, mỗi ngày các xe tải của nhà cung ứng sẽ di chuyển theo lộ trình đã quy định qua nhiều nhà cung cấp và dây chuyền sản xuất.

Quy trình này sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian khởi hành và kết thúc. Toàn bộ chuỗi cung ứng hoạt động theo chiều kim đồng hồ, phối hợp nhịp nhàng cho dù có tồn tại các biến số về nhu cầu hoặc biến động trong nhu cầu khách hàng.

Đây là phương pháp vận chuyển được bắt nguồn từ phương thức “giao sữa” mà chúng ta đã biết, bên chịu trách nhiệm “giao sữa” sẽ dừng lại ở từng trạm (từng hộ gia đình) để giao sữa cho người đặt mua nó.

Không chỉ ứng dụng trong ngành sản xuất và phân phối sữa, Milk run cũng được ứng dụng trong công nghiệp thời trang, Zara là một trong những hãng thời trang áp dụng thành công quy trình “milk-run”một cách sáng tạo vào trong sản xuất.

Như vậy, Milk run và cross docking rất khác nhau ở việc ứng dụng trong hoạt động vận tải hàng hóa. Nếu bạn chưa hiểu rõ về 2 mô hình này thì những nội dung trên sẽ giúp bạn hình dung cụ thể hơn về 2 kỹ thuật vận chuyển này.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

contact us