ISF LÀ GÌ? CÁC THÔNG TIN YÊU CẦU KHI KHAI BÁO ISF

Mỹ là một trong những quốc gia có hàng rào an ninh nghiêm ngặt nhất trên thế giới, với các hàng hóa khi nhập khẩu vào nước này cũng có chính sách kiểm soát rất chặt chẽ. Cụ thể là những mặt hàng khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải kê khai hải quan tự động gọi tắt là khai ISF. Các nhà nhập khẩu không khai báo ISF đúng cách trước khi vận chuyển hàng hóa vào Mỹ sẽ bị phạt 5.000 USD. Vậy khai ISF là gì?, tại sao phải khai ISF?, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

ISF là gì?

Ngoài việc phải kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 Hải quan Mỹ và Cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (ISF).

ISF (viết tắt của từ Importer Security Filing) là khai báo an ninh cho người nhập khẩu khi nhập hàng hóa vào Mỹ. ISF còn được gọi là “10+2“, là hồ sơ theo yêu cầu của CBP để ghi lại thông tin và chi tiết nhập khâu, khi các chuyến hàng đi từ điểm này đến điểm khác.

Ngoài các thông tin giống như khai AMS, thủ tục khai ISF yêu cầu nhà nhập khẩu ở Mỹ phải cung cấp thêm thông tin khác như nhà sản xuất, thông tin của nhà nhập khẩu (importer of record number), mã số hàng hóa (commodity HTSUS number) và nhà vận tải đóng hàng vào container (consolidatior). Thông tin này cũng được yêu cầu phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ.

Thường việc kê khai ISF sẽ cùng lúc với việc khai AMS và các đại lý vận tải sẽ giúp nhà nhập khẩu kê khai thông tin này. Chi phí cho việc kê khai ISF cũng khoảng 25 đô la Mỹ cho một vận đơn hàng hải.

Các nhà nhập khẩu không khai báo ISF đúng cách trước khi hàng hóa của họ vận chuyển sẽ bị phạt 5.000 USD. ISF phải được truyền ít nhất 24 giờ trước khi chuyến hàng khởi hành đến Hoa Kỳ.

Các thông tin yêu cầu khai báo ISF gồm những gì?

10 thông tin từ nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp và 2 thông tin từ hãng vận chuyển:

Từ nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp:

  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp)
  • Tên và địa chỉ của người bán (hoặc chủ sở hữu)
  • Tên và địa chỉ của người mua (hoặc chủ sở hữu)
  • Tên và địa chỉ người giao hàng
  • Nơi đóng hàng vào container
  • Tên và địa chỉ của người gom hàng
  • Số hồ sơ Đơn vị nhập khẩu
  • Số người nhận hàng
  • Nước xuất hàng
  • Biểu thuế quan hài hòa hàng hóa cho từng sản phẩm của lô hàng

Từ hãng tàu:

  • Kế hoạch xếp hàng lên tàu
  • Thông báo trạng thái container

Ngoài ra người nộp ISF sẽ cần số vận đơn để liên kết việc khai ISF với việc khai AMS (manifest) phù hợp

  • Số MBL và số SCAC
  • Số AMS HBL và SCAC

Thực trạng khai ISF hiện nay

Đi sâu về chi tiết khai ISF hiện nay , các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại VN hầu hết đều nhờ đến đại lý hoặc tổng hành dinh tại Mỹ để hỗ trợ phần khai báo ISF này .Chính vì như thế mà việc thực hiện chi tiết khai báo ISF theo qui định của ISF từ 24 giờ trước khi hàng lên tàu đến Mỹ đã được qui định thành 48 tiếng hoặc thậm chí là 72 tiếng truớc khi lên tàu tại cảng đi.

Tất cả những qui định về  thời gian trên nhằm tạo một khoảng thời gian cần thiết cho các văn phòng đầu đến tại Mỹ thao tác nhập liệu theo đúng tiến độ và có thể sửa chửa các thiếu sót kịp trước khi đến hạn qui định .Như vậy, nhìn chung , hầu hết các văn phòng tại VN hiện nay hay các quốc gia khác trên thế giới nội tại phải thực hiện việc này trước 48 tiếng hoặc nhiều hơn  so với ngày tàu rời khỏi cảng đi.

Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ cần đặc biệt lưu ý đến việc khai ISF này để đảm bảo hàng hóa của mình.

Mong rằng bài viết của Quang Anh Logistics sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc khai ISF.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

contact us