SỰ KHÁC NHAU GIỮA KHO NGOẠI QUAN VÀ KHO CFS, KHO BẢO THUẾ

Kho ngoại quan, kho CFS và kho bảo thuế là ba dạng kho hàng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hầu hết các loại hàng hóa khi chuẩn bị xuất ra nước ngoài hoặc chuẩn bị đưa vào thị trường Việt Nam đều trải qua giai đoạn lưu trữ thuộc 1 trong 3 loại kho trên với các thủ tục hải quan cụ thể.

Bảng chi tiết sự khác nhau và giống nhau của kho ngoại quan – kho CFS – kho bảo thuế

Dù tên gọi nghe có vẻ quen thuộc nhưng nhiều người lại khó có thể phân biệt sự khác nhau giữa kho ngoại quan và kho CFS, kho bảo thuế. Dưới đây là bảng so sánh cụ thể, dựa vào đó bạn có thể dễ dàng biết được khái niệm, chức năng,…cũng như những khác biệt cơ bản của ba loại hình kho thông dụng này.

Kho Ngoại quan

Kho CFS

Kho bảo thuế

Khái niệm

Kho ngoại quan là một hệ thống kho được ngăn cách với khu vực xung quanh, chuyên lưu trữ các hàng hóa đã làm thủ tục hải quan, chuẩn bị xuất khẩu, hoặc các mặt hàng từ nước ngoài chuẩn bị đưa vào Việt Nam hoặc quá cảnh tại Việt Nam chờ xuất sang nước thứ ba. CFS hay còn gọi là điểm thu gom hàng lẻ là hệ thống kho tập hợp các container hàng. Tại đây sẽ diễn ra hoạt động gom hàng của nhiều chủ hàng khác nhau vào cùng container để xuất ra nước ngoài hoặc bóc tách hàng từ các container nhập khẩu. Hình thức tương tự như chành xe tại Việt Nam. Kho bảo thuế thường được thành lập bởi các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Theo đó kho sẽ chuyên chứa các vật tư, nguyên liệu đã được thông quan (nhưng chưa nộp thuế) để phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.

Loại hàng hóa

lưu trữ

  • Hàng nhập khẩu đang chờ hoàn thiện thủ tục, chuẩn bị đưa vào thị trường Việt Nam.
  • Hàng quá cảnh chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba.
  • Hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu, đã hoàn tất thủ tục hải quan.
  • Hàng buộc phải tái xuất
  • Hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan.
  • Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan, chờ tiến hành kiểm tra thực tế trong CFS.
  • Đa dạng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của kho bảo thuế.
  • Các mặt hàng này đã thông quan nhưng chưa nộp thuế.

Thời hạn thuê kho

Không quá 12 tháng được tính từ ngày đưa hàng vào kho. Nếu có lý do chính đáng có thể được Cục trưởng Cục Hải quan gia hạn một lần (không quá 12 tháng). Không quá 90 ngày được tính từ ngày đưa hàng vào kho. Nếu có lý do chính đáng có thể được Chi cụ trưởng chi cục hải quan gia hạn một lần (không quá 90 ngày). Không quá 12 tháng được tính từ ngày đưa nguyên liệu vật tư vào kho. Nếu có lý do chính đáng có thể được Chi cục trưởng Chi cục Hải gia hạn. Thời gian gia hạn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của chu trình sản xuất.

Các hoạt động, dịch vụ được thực hiện trong kho

  • Gia cố kiện hàng, đóng  gói bao bì, chia gói, đóng ghép, phân loại, bảo dưỡng hàng hóa.
  • Chuyển quyền sở hữu.
  • Lấy mẫu hàng để đáp ứng yêu cầu làm thủ tục hải quan hoặc quản lý.
  • Đặc biệt, nếu hàng hóa là hóa chất, xăng dầu,… nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu có thể thực hiện hoạt động pha chế hoặc chuyển đổi chủng loại hàng.
  • Đóng gói, sắp xếp hàng chờ xuất khẩu.
  • Chia tách, đóng gói các hàng trung chuyển hoặc hàng quá cảnh trong các container, hoặc cũng có thể đóng ghép chúng chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
  • Chia tách các lô hàng trước khi làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép chúng với các lô khác xuất khẩu khác.
  • Chuyển quyền sở hữu.
  • Hoạt động kiểm tra thực tế của cơ quan chức năng.
  • Nguyên vật liệu nhập vào kho bảo thuế chỉ dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chính công ty đó.
  • Việc quản lý theo dõi số liệu và tình trạng nguyên vật liệu trong kho bảo thuế phải tuân thủ theo các quy định của luật kế toán, thống kê.

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan đối với kho ngoại quan chia thành nhiều trường hợp:

  • Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan.
  • Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa nhập kho ngoại quan.
  • Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài.
  • Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan.
  • Thủ tục hải quan đối với hàng xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác.
Có 2 loại thủ tục cơ bản đối với kho hàng CFS:

  • Thủ tục đối với hàng nhập khẩu.
  • Thủ tục đối với hàng xuất khẩu.
Đối với kho bảo thuế, thủ tục hải quan sẽ được thực hiện tương tự như thủ tục hải quan dành cho hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, tuy nhiên không cần đóng thuế.

  • Nguyên vật liệu trong kho bảo thuế chỉ được dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
  • Quản lý nguyên vật liệu trong kho bảo thuế theo nguyên tắc kế toán, tuân theo quy định luật kế toán, thống kê

Việc quyết định thành lập Kho bảo thuế và kho ngoại quan, kho CFS đều do Tổng cục Hải quan quyết định. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm quản lý chung về các kho hàng trong hoạt động xuất nhập hàng cũng như các vấn đề khác (gia hạn thời gian lưu trữ, kiểm tra hàng hóa, giải quyết các vấn đề nảy sinh,…).

Hy vọng qua bảng so sánh kho ngoại quan và kho bảo thuế, kho CFS nêu trên, bạn có thể hiểu tổng quát được tính chất của từng loại hình kho. Từ đó chọn lựa phương án lưu trữ phù hợp với hình thức hoạt động, xuất nhập hàng của doanh nghiệp.

—————————————————
?Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
QALogistics JSC.,
— Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp —

Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Website: www.qalogistics.vn
Email: saleslog@qalogistics.vn
Tel/Zalo: 0962970866

Quang Anh Logistics cùng đối tác vươn tới những tầm cao mới!

Leave a Reply

Your email address will not be published.

contact us