Incoterms (viết tắt từ: International Commercial Terms) là một bộ các quy tắc
thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Incoterms là gì?
Incoterms được viết tắt của cụm từ International Commercial Terms – nghĩa là
“Các điều khoản thương mại quốc tế”, là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế
được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterms quy định những
quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua)
trong một hoạt động thương mại quốc tế.
Incoterms được xuất bản bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
Mục đích của Incoterms là gì?
Incoterms có 3 mục đích quan trọng chính như sau:
1. Giải thích thống nhất các điều khoản hợp đồng chung thường thấy trong các giao
dịch xuất khẩu và nhập khẩu
2. Minh họa về thời gian và phân chia chi phí và rủi ro giữa người mua và người
bán
3. Hướng dẫn cho người vận chuyển, người giao nhận, người môi giới hải quan,
ngân hàng và các tổ chức tài chính khác có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa
Giá trị pháp lý và của Incoterm như thế nào?
– Các quy tắc Incoterms không bắt buộc. Incoterms không phải là luật do chính phủ
ban hành, mà là các hướng dẫn được các bên trong hợp đồng đồng ý. Người mua và
người bán phải đồng ý với trách nhiệm của mỗi bên, cũng như chi phí và rủi ro của
một lô hàng trước khi nó diễn ra.
– Các bản Incoterms đều có giá trị pháp lý ngang bằng nhau.
– Thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế có giá trị cao nhất
– Incoterms chỉ điều chỉnh những vần đề về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết
hợp đồng liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa là hàng hoá hữu hình).
– Chỉ mang tính chất khuyến khích, không bắt buộc áp dụng.
Lịch sử việc hình thành và ra đời của Incoterms
Do có sự khác biệt trong thực tiễn giao dịch và cách giải thích pháp lý giữa các
thương nhân của các quốc gia khác nhau nên đã dẫn đến nhu cầu về một bộ quy tắc
chung.
Các quy tắc này cần phải dễ hiểu đối với tất cả những người tham gia giao dịch để
tránh hiểu nhầm, tranh chấp và kiện tụng.
Incoterms lần đầu tiên được ICC hình thành vào năm 1921 và các quy tắc Incoterms
đầu tiên được tạo ra và chính thức ban hành vào năm 1936. Kể từ đó đến nay,
Incoterms đã phát triển thành một tiêu chuẩn hợp đồng được hệ thống hóa trên toàn
thế giới.
Các điều kiệm Incoterms 2020
Các điều khoản Incoterms 2020
Incoterms được cập nhật định kỳ khi các sự kiện trong thương mại quốc tế xảy ra và
cần được chú ý. Mỗi phiên bản Incoterms đưa ra một số điều kiện khác nhau. Ví dụ:
Incoterms 2020 có tất cả 11 điều kiện giao hàng, Incoterms 2010 có tất cả 13 điều
kiện giao hàng, Incoterms 1936 lại có 06 điều kiện giao hàng khác nhau.
Các sửa đổi, bổ sung được thực hiện vào các năm:
– Năm 1953 (phiên bản Incoterms 1953)
– Năm 1967 (phiên bản Incoterms 1967)
– Năm 1976 (phiên bản Incoterms 1976)
– Năm 1980 (phiên bản Incoterms 1980)
– Năm 2000 (phiên bản Incoterms 2000)
– Năm 2010 (phiên bản Incoterms 2010)
– Năm 2020 (phiên bản Incoterms 2020)
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Incoterms là gì?
– Có nhiều phiên bản Incoterms cùng tồn tại
– Chỉ xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm và chi phí từ người bán
sang người mua
– Không có hiệu luật trước luật địa phương
– Không được thay đổi bản chất điều kiện Incoterms
– Chỉ hướng đến những vấn đề mang tính bao quát chung (không đề cập đến
những vấn đề khác như giá cả
Các điều kiện Incoterms 2020
Trong phiên bản Incoterms 2020 có 11 điều kiện giao hàng so với 13 điều khoản của
Incoterms 2010 cũ trước đó, cùng với nhiều cập nhật và thay đổi. Cụ thể:
• Lý giải rõ hơn về Incoterms ở phần giới thiệu.
• Sắp xếp lại các mục nghĩa vụ của các bên để làm rõ hơn nội dung của nghĩa vụ
giao hàng và phân chia rủi ro.
• Vận đơn On-board khi giao hàng với điều kiện FCA.
• Nghĩa vụ về phân chia chi phí được dời xuống mục A9/B9.
• Mức bảo hiểm của CIF và CIP.
• Thay thế điều kiện DAT bằng DPU.
Incoterms 2020 có 11 điều khoản giao hàng như sau:
Điều kiện EXW (Ex Works: Giao hàng tại xưởng)
Điều kiện FCA (Free Carrier: Giao cho người chuyên chở)
Điều kiện FAS (Free Along Side Ship: Giao dọc mạn tàu)
Điều kiện FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu)
Điều kiện CFR (Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí)
Điều kiện CIF (Cost, Insurance & Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)
Điều kiện CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới)
Điều kiện CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)
Điều kiện DPU (Delivery at Place Unloaded: Giao tại địa điểm đã dỡ xuống)
Điều kiện DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm)
Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế)
????? ??ℎ ????????? ??̀?? đ?̂́? ??́? ??̛?̛? ??̛́? ?ℎ?̛̃?? ??̂̀? ??? ??̛́?!