NHẬP KHẨU VẢI MAY MẶC

Nhập khẩu vải may mặc

Với kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ nhập khẩu mặt hàng vải may mặc, tại bài viết này, HP Toàn Cầu tổng kết các nội dung liên quan nhập khẩu mặt hàng vải may mặc: các quy định quản lý nhà nước về mặt hàng vải may mặc; thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải may mặc, thuế khi nhập khẩu mặt hàng vải may mặc, quy trình nhập khẩu …

Mã HS của vải may mặc

Mặt hàng vải may mặc có thể có HS rất đa dạng, kéo dài từ chương 50 đến chương 60. Để biết chi tiết về HS của mặt hàng vải may mặc, xem bài viết HS và thuế nhập khẩu vải may mặc theo đường link dưới đây:

 

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Để biết thêm về nội dung này, có thể tham khảo bài viết Định nghĩa mã HS và Danh mục Hàng hóa Xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Theo quy định hiện hành, vải may mặc không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Để biết quy định hiện hành về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, xem  Danh mục các hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc

Quản lý nhà nước vải may mặc

Căn cứ vào thông tư số 21 ( số 21/2017/ TT- BCT)  có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019, các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21 ( trừ các sản phẩm có mã HS 9619) thực hiện việc công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Thủ tục hải quan nhập khẩu vải may mặc

Thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng vải may mặc thực hiện như những hàng hóa thông thường khác.

Để biết các văn bản pháp quy hiện hành về thủ tục hải quan, xem bài viết:Văn bản quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Nhãn mác vải may mặc

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Để biết thêm chi tiết về các quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu tham khảo bài viết Những điểm cần lưu ý về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu.

Nếu bạn mới bắt đầu nhập khẩu hàng hóa, bạn có thể tham khảo bài viết Quy trình nhập khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu của chúng tôi để có cái nhìn tổng quan và một số lưu ý chung cho cả quá trình nhập khẩu.

Ghi chú: Hiện nay, mặt hàng vải phổ biến được nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Hongkong,…

Tuy nhiên, khi nhập khẩu mặt hàng vải về Việt Nam chính sách nhập khẩu cũng như thủ tục hải quan hầu hết là đều giống nhau trừ những trường hợp mặt hàng đặc biệt.

Chi phí và thời gian nhập khẩu vải may mặc

Chi phí nhập khẩu ở khâu vận chuyển, hải quan được cấu thành bởi hai yếu tố chính: Thuế và chi phí vận chuyển.

Các loại thuế khi nhập khẩu vải may mặc

Khi nhập khẩu vải may mặc, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

  • Thuế VAT của vải may mặc thường là từ 5-10% 

 (Để biết thêm quy định về thuế VAT hàng nhập khẩu, xem tại bài viết Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng nhập khẩu)

  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc hiện hành là 5% – 20% tùy HS

Để biết chi tiết về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc, xem bài viết HS và thuế nhập khẩu vải may mặc

  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Nhật Bản  0% – 12%.

Xem chi tiết biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định thương mại tự do AJCEP và VJEPA

  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Hàn Quốc  0% – 20%.

Xem chi tiết biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định thương mại tự do AKFTA và VKFTA

  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Thái LanIndonesia/ Malaysia  0%

Xem chi tiết biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định thương mại tự do Asean

(Để biết thêm về quy định hiện hành về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, xem tại bài viết Thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành về thuế nhập khẩu).

Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu

Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh.Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Thông thường mặt hàng vải được vận chuyển qua đường biển, nguyên cont hoặc ghép cont.

Để có tư vấn chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu, phương thức vận chuyển cũng như dự toán đầy đủ về chi phí cho cả lô hàng, hãy liên lạc với bộ phận tư vấn khách hàng của công ty chúng tôi theo:

— Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp —

Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Website: www.qalogistics.vn
Email: saleslog@qalogistics.vn
Tel/Zalo: 0962970866

Quang Anh Logistics cùng đối tác vươn tới những tầm cao mới!

Leave a Reply

Your email address will not be published.

contact us